Hội thảo được tổ chức với mục tiêu mang đến một diễn đàn đối thoại cởi mở cho các học giả, nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách, luật sư và các cá nhân, tổ chức khác có quan tâm cùng trao đổi các nghiên cứu, ý tưởng, kiến nghị chính sách và pháp luật hướng đến mục tiêu đạt phát thải ròng bằng ‘0’ trong bối cảnh Việt Nam và các quốc gia đang phát triển khác còn thiếu kinh nghiệm ban hành và thực thi các quy định có liên quan cũng như nguồn tài chính cần thiết để ứng phó với vấn đề biến đổi khí hậu.
Ban tổ chức trân trọng kính mời các học giả, chuyên gia, nhà nghiên cứu và các cá nhân quan tâm viết bài tham gia Hội thảo với chủ đề bao gồm (nhưng không giới hạn) vào các nội dung sau:
- Biến đổi khí hậu và quyền con người, giới;
- Hiệp định Môi trường đa phương: Những thách thức liên quan đến hiệu lực, tác động và cấu trúc;
- Giải quyết tranh chấp về khí hậu ở phạm vi quốc gia và quốc tế;
- Quản trị biến đổi khí hậu: Quy định, Pháp luật và Pháp quyền;
- Biến đổi khí hậu và Luật Biển;
- Biến đổi khí hậu và Luật Thương mại Quốc tế, Luật Đầu tư Quốc tế;
- Quyền tài phán ngoài lãnh thổ của quốc gia về điều chỉnh và/hoặc thực thi chính sách và pháp luật về biến đổi khí hậu;
- Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và giảm thiểu biến đổi khí hậu;
- Công lý môi trường, công lý khí hậu;
- Quy định pháp luật về năng lượng tái tạo và mua bán phát thải;
- Một số khía cạnh pháp lý về trung hòa cacbon, kinh tế xanh và phát triển bền vững;
- Một số khía cạnh pháp lý về Giảm phát thải từ Mất rừng và Suy thoái rừng (REDD) và cacbon xanh;
- Các chủ đề khác có liên quan.
Các mốc thời gian quan trọng:
* Hạn nộp tóm tắt bài viết: 22/6/2023;
* Thư mời gửi bài viết hoàn chỉnh: 07/7/2023;
* Hạn nộp bài viết hoàn chỉnh: 22/9/2023;
* Thời gian tổ chức hội thảo (dự kiến): 01/12/2023.
Quý thầy, cô vui lòng gửi tóm tắt bài viết đến địa chỉ email: iicl.events@uel.edu.vn
BTC rất hân hạnh nhận được sự quan tâm và đóng góp của quý đại biểu đến với hội thảo.